Cần Thơ với những bức ảnh xưa, làm xao xuyến tim bạn - Hoài niệm xưa

   

Tên gọi “Cần Thơ” không được sử sách ghi nhận lại, cũng như không có quá nhiều lý giải xoay quanh vấn đề tên của gọi của nó mà nó chỉ có những câu chuyện truyền thuyết được ông bà xưa truyền thừa lại cho con cháu. Theo như nhà nghiên cứu Huỳnh Minh, trong quyển sách sưu khảo “Cần Thơ xưa và nay” được xuất bản năm 1966 có truyền thuyết như sau: 

Xưa khi chúa Nguyễn Ánh còn chưa lên ngôi đã có dịp đi qua nhiều vùng châu thổ sông Cửu Long. Khi đoàn thuyền đi vào vùng Trấn Giang (tức Cần Thơ ngày nay), lênh đênh nơi mặt nước chỗ ngã ba Vàm sông Cần Thơ (tức Bến Ninh Kiều), chúa Nguyễn đã nhìn thấy rất nhiều thuyền bè neo đậu nơi đây mang theo thứ ánh sáng lập lòe của chiếc đèn đom đóm. Vang vọng ở giữa đêm chính là tiếng ngâm nga thơ ca, tiếng hò hát cùng đàn sáo của người trên sông vô cùng hữu tình nên chúa Nguyễn đã ban cho con sông này cái tên đầy thơ mộng – “Cầm Thi giang” (tức con sông của thi ca đàn hát). Cái tên Cầm Thi ngày một lan rộng trong dân chúng và nhiều người nói trại lại thành Cần Thơ. Đến năm 1876, khi Pháp chiếm cứ được huyện Phong Phú đã lập ra hạt mới và dùng cái tên Cần Thơ để đặt cho hạt rồi sau đó là tỉnh Cần Thơ. 

 

Đại lộ Nguyễn Huệ, gần ngã ba Cần Thơ , trường Sư Phạm Vĩnh Long và trường Kỹ Thuật Vĩnh Long.

 

Bungalow ở Cần Thơ

 

Trường trung Học Phan Thanh Giản Cần Thơ vào năm 1933, học sinh đang chơi quần vợt

 

Tấm bảng “Coi chừng Chó Dữ” có ai còn nhớ không?

 

Sân bay Trà Nóc, Cần Thơ năm 1968

 

Sông Cần Thơ – Bến Ninh Kiều năm 1968, ghe được làm bằng sắt của Nhật

 

Một góc Trà Nóc ở tỉnh Cần Thơ – Nhà Cổ Bình Thủy. bây giờ nó không đẹp như trong hình

 

Nhà thờ Cần Thơ

 

Giao thông ở vòng xoay Trung tâm Cần Thơ

 

Không ảnh Đông Dương thập niên 1930 – Bungalow ở Cần Thơ

 

Đường Phan Đình Phùng năm 1967

 

Khu vực nông thôn ở Cần Thơ năm 1968

Đường Nguyễn Trãi, Cần Thơ năm 1968

Đường Nguyễn Trãi, Cần Thơ năm 1968 – xa phía trước là cầu Cái Khế

Chợ canh sông Cần Thơ năm 1968 – 1970

Bằng chứng của sự khéo tay….

Đo cắt một tấm vải may áo dài trong tiệm may áo dài ở Cần Thơ năm 1968

Những đứa nhỏ Cần Thơ đang tạo dáng trước ống kính

Công ty xăng dầu thương hiệu SHELL

Chuyến xe đò tuyến Sài Gòn – An Xuyên

USO Cần Thơ – United Service Organization Inc. (USO) là một tổ chức tư nhân, phi lợi nhuận cung cấp các dịch vụ đạo đức và giải trí cho các thành viên của quân đội Hoa Kỳ, với các chương trình tại 160 trung tâm trên toàn thế giới. Kể từ năm 1941, nó đã hợp tác với Bộ Quốc phòng (DOD), đồng thời cung cấp hỗ trợ và giải trí cho các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, chủ yếu dựa vào đóng góp tư nhân và quỹ, hàng hóa và dịch vụ từ DOD. Mặc dù được điều lệ theo quốc hội, nó không phải là một cơ quan chính phủ.

Ngôi chùa ở Cần Thơ nằm ở góc đường Hòa Bình – Nguyễn Thái Học

Những đứa trẻ đang giăng dây câu cá ở một nhánh sông

Những quân lính đang học cách dùng trâu cày ruộng ở Cần Thơ

Vườn rau ở Cần Thơ

Con đường dọc bờ bênh phủ đầy đất đỏ

Hình thức của nó giống với nhà sàn, nhưng được dựng trên một con sông

Đứa bé gái đang gánh nước từ con sông trước nhà

Đò Ngang qua rạch Cái Khế năm 1968

Ngôi nhà ở vùng nông thôn, hầu như nhà nào cũng sẽ nuôi một loại gia súc gia cầm, điển hình là nhà trong hình nuôi vịt

Cửa hàng bán đồ cũ ở Cần Thơ

Có mấy người biết đến trái dừa nước này? Hầu như chỉ có người miền Tây mới có dịp thấy và ăn món này, mát – vị ngọt thanh – quả thực là mật ngọt của tạo hóa.

Không ảnh Cần Thơ năm 1968 – Ảnh chụp những mái nhà san sát nhau

Phi trường Trà Nóc, nằm dọc theo sông Hậu Giang, cách sông Hậu 700m, phía bắc cách rạch Trà Nóc 500m, phía Tây giáp với rạch Bà Lý.

Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 10 Chiến tranh Tâm lý của Mỹ tại Cần Thơ

 

Đại lộ Phan Đình Phùng năm 1971 – 1972. Bên phải là rạp CASINO, kế bên góc Phan Bội Châu – Phan Đình Phùng. Bên kia đường, cùng bên với rạp Casino là tiệm potocopy Kim Long là của bà Kim Chưởng (Bầu đoàn cải lương Kim Chưởng)

Trại Lê Lợi, Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn IV & Quân Khu 4

Sông Cần Thơ năm 1967

Bến Ninh Kiều năm 1967 – Chưa có tài liệu lịch sử ghi rõ việc hình thành của bến Ninh Kiều, nhưng theo một số nhà nghiên cứu thì đã có giai thoại hình thành địa danh này từ thời Gia Long của nhà Nguyễn và Bến Ninh Kiều xưa vốn là một bến sông ở đầu chợ Cần Thơ.

Bến Ninh Kiều – Dưới thời Pháp thuộc, bến nước này có tên là Quai de Commerce, người dân hay gọi với cái tên là bến Hàng Dương. Vào khoảng năm 1957 dưới thời VNCH, bến Hàng Dương mới được đổi tên thành bến Ninh Kiều.

Chùa Tàu Cần Thơ năm 1967 – Hay còn được gọi là Quảng Triệu Hội Quán, tên gọi khác là chùa Minh Hương và chùa Ông. Chùa được khởi công xây dựng trên phần đất 532m2 vào năm 1894 (năm Quang Tự thứ 20, và là năm Thành Thái thứ 6), đến năm 1896 thì hoàn thành.

ng viên Tao Đàn ở Cần Thơ

Nhóm nữ sinh trên đường Phan Đình Phùng năm 1958, phía trước là ngã Tư Phan Đình Phùng & Ngô Quyền

Rạp hát Minh Châu trên đường Phan Đình Phùng – Đêm 11/3/1958, đoàn ca kịch Phước Chung diễn vở cải lương “Thủ cấp của ai?”

Chùa Tàu ở Cần Thơ – Đây là một ngôi chùa của người Hoa gốc Quảng Đông tại Cần Thơ, và là một di tích lịch sử cấp quốc gia kể từ năm 1993.

Cầu Cái Răng, một câu cầu dành cho người đi bộ – Bắc qua sông Cần Thơ, nối liền hai quận Ninh Kiều và Cái Răng. Cầu được xây dựng lần đầu tiên vào thời Pháp thuộc vào được đưa vào sử dụng năm 1913. Trong hai cuộc kháng chiến, cầu nhiều lần bị đánh sập, sau đó được phục hồi lại.

Chợ Cần Thơ của những năm 1920 – 1929

Dòng chữ phía trên của tòa nhà là “THƯỜNG THẠNH CÔNG SỞ” – Nhà việc ở xã Thường Thạnh, quận Cái Răng, tỉnh Cần Thơ (nay là Phường Thường Thạnh, Quận Cái Răng)

Tòa nhà hành chính ở Cần Thơ của những năm 1920 – 1929