Cùng khám phá sự yên bình của Bình Dương – Thủ Dầu Một ngày xưa qua loạt ảnh quý _ Xưa

   

Bình Dương hiện nay được xem là một tỉnh có nền kinh tế phát triển của vùng Đông Nam Bộ. Trước khi trở thành một tỉnh như hiện nay, Bình Dương đã từng là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một, mà tỉnh Thủ Dầu Một lại được tách từ tỉnh Biên Hòa và được thành lập từ tháng 12 năm 1899 từ Sở Tham biện Thủ Dầu Một. Cho đến tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã giải thể tỉnh Thủ Dầu Một thành các tỉnh khác như Bình Dương, Bình Long và Phước Long. Từ đó tỉnh lỵ của Bình Dương là thị xã Phú Cường.

Mời quý vị ngắm nhìn lại một số hình ảnh liên quan đến Bình Dương – Thủ Dầu Một xưa.

Sơn mài tại Bình Dương
Một người lính đang đứng chụp hình
Thuyền ghe sông nước tại Bình Dương
Một căn nhà ở Bình Dương, buồng chuối sai quả
Vườn tược tại Bình Dương có heo và gà
Một căn nhà có đống rơm phía trước nhà
Một đứa bé chăn bò
Xuồng thuyền trên sông tại Bình Dương
Bán hoa quả ngoài chợ
Chợ tại Bình Dương năm 1968

Bình Dương – Công ty mỹ nghệ Thành Lễ
Bình Dương năm 1965 – 1966
Xe ngựa đi trên đường Bình Dương khoảng năm 1965 – 1966
Bình Dương khoảng những năm 1965 – 1966
Xe bò kéo tại Bình Dương năm 1965 – 1966
Bình Dương những năm 1965 – 1966
Bình Dương năm 1968
Bình Dương 1968
Bình Dương năm 1968
Căn cứ Lai Khê, tỉnh Bình Dương
Chăn bò trên đường tại Bình Dương
Chợ cá Thủ Dầu Một 1950
Chợ gạo Lái Thiêu
Chợ Lái Thiêu năm 1930
Chợ tại thị xã Phú Cường
Chùa phật, thành phố Phú Cường năm 1968
Chùa tại Thủ Dầu Một
Đồn điền dứa – Thủ Dầu Một
Đồn điền mía và đường sắt năm 1946 – Thủ Dầu Một
Làng người bản xứ tại Lái Thiêu
Lò đường – Thủ Dầu Một
Miếu Cô Hồn – Thủ Dầu Một
Một chiếc xe máy cày đang làm đường
Nam Kỳ 1914 – Thủ Dầu Một
Nhà của một ngư dân – Thủ Dầu Một
Nhà thờ công giáo Phú Cường
Nhà việc (trụ sở hành chánh) ở Lái Thiêu, tỉnh Thủ dầu Một
Những đứa trẻ chơi đùa trên bãi đất trống
Phía xa nơi mái ngói đỏ trên đồi là Trường Sĩ quan Công binh
Thuyền chở hàng trên sông – thủ dầu một những năm 1900
Những người đang làm việc để trải nhựa đường
Trong hình là những chiếc xe máy được ưa chuộng nhất thời đó
Trong hình là tiệm Nam Cường – Tổng phát hành báo
Trung tâm thành phố Phú Cường Tháng 7 năm 1968
Trường Tiểu Học Cộng đồng An Mỹ tại Bình Dương
Trường tiểu học cộng đồng Trịnh Hoài Đức
Xưởng nhuộm của dân bản xứ tại Lái Thiêu
Xưởng vẽ tranh kính – Thủ Dầu Một

Trải qua thời gian tách và gộp đất nhiều lần, năm 1976, chính quyền đã hợp nhất 3 tỉnh Bình dương, Bình Long và Phước Long lại thành tỉnh sông Bé. Cho đến năm 1997 mới tách ra thành 2 tỉnh là Bình Dương và Bình Phước và được giữ cho đến ngày nay.

 
Làm gốm
Bến đò chợ Thủ Dầu Một
Cầu treo ở Lái thiêu
Cây cầu gỗ
Chợ cá Phú Cường (Thủ Dầu Một)
Chợ cá Thủ Dầu Một
Chợ Lái Thiêu – Thủ Dầu Một xưa
Chợ Lái Thiêu thập niên 1920
Chợ Thủ Dầu Một, khoảng năm 1910
Chợ Thủ Dầu Một trên đường đến Ông Yệm
Chợ Thủ Dầu Một trên đường đến Ông Yệm
Chợ tại thủ dầu một
Chợ Lái Thiêu
Chùa Bà Lụa ở Thủ Dầu Một, nay là tỉnh Bình Dương
Chùa Bà
Cối ép mía để sản xuất đường – Cái máy ép mía thô sơ này hoạt động nhờ sức kéo của hai con trâu với một em bé ngồi trên trục quay để điều khiển
Cối ép mía để sản xuất đường
Cối ép mía để sản xuất đường
Doanh trại Vassoigne của quân đội Pháp tại Thủ Dầu Một, trước 1975 là trường Công Binh của QLVNCH
Doanh trại Vassoigne của quân đội Pháp tại Thủ Dầu Một, trước 1975 là trường Công Binh của QLVNCH
Một ngôi chùa tại Bình Dương
Đình Bà Lụa ở Bình Dương
Dãy phố buôn bán phía bên phải chợ Thủ Dầu Một thập niên 1920
Đường từ Thủ Dầu Một về Sài Gòn
Gánh hủ tiếu bán rong ở chợ Thủ Dầu Một thập niên 1920
Giờ thể dục của học sinh trường Thiếu sinh quân
Làm gốm
Lò gốm Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương)
Nạn đói ở Nam Kỳ năm 1911 – Phân phát gạo cho người dân bản xứ. Trong hình là đình Thủ Dầu Một ở Lái Thiêu.
Một con đường ở Thủ Dầu Một thập niên 1920
Một cây cầu gỗ
Mộ tháp của một nhà sư – Thủ Dầu Một
Lò sản xuất đường mía ở Lái Thiêu
Nghề làm gốm ở Lái Thiêu xưa
Nhà thờ Thủ Dầu Một 1967 – thị xã Phú Cường, tỉnh Bình Dương
Sản xuất đồ nội thất gia công gỗ Lái Thiêu
Sản xuất đồ nội thất thợ chạm khắc gỗ
Thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một năm 1974
Trò vui chơi ngày QK Pháp do mấy ông Tây thực dân ở Thủ Dầu Một bày ra, có lẽ trẻ em nào dùng răng chộp được nút chai treo trên chiếc cần câu thì được trúng thưởng – Thủ Dầu Một
Trại cải huấn Ông Yệm tại Thủ Dầu Một (cách Bến Cát 3 km về phía bắc, cạnh QL13).
Thủ Dầu Một, tên tỉnh Bình Dương trong thời Pháp thuộc
Thủ Dầu Một 1920-1929 – Lái Thiêu
Thị xã Phú Cường, tỉnh lỵ của tỉnh Bình Dương trước 1975 (trước 1954 là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Thủ Dầu Một)
Trong thời Pháp thuộc tại Nam kỳ, Tòa bố là nơi viên chức Pháp đứng đầu một tỉnh làm việc, sau này gọi là Dinh tỉnh trưởng.
Trường Thủ Dầu Một (Bình Dương) – Sau này là trường Trịnh Hoài Đức
Vùng ven Sài Gòn, đường Thủ Dầu Một. Là QL13 sau này, con đường chính đi qua Lái Thiêu, Bình Dương, Chơn Thành, An Lộc, Lộc Ninh, rồi đi qua Campuchia
Xã Lái Thiêu
Sông tại Bình Dương
Nhiều người đang cố gắng đốn một cây to
Nhìn có vẻ như đang trong một chuồng bò đầy rơm rạ