Những hình ảnh đẹp đẽ về Sài Gòn – Bình Dương năm 1968
Khi nói về Sài Gòn xưa, ngoài những cảnh đời nghèo khổ và lam lũ do chiến tranh gây ra thì không thể phủ nhận rằng Sài Gòn là một vùng đất trù phú cùng những con đường rộng thênh thang và sự phát triển tiềm tàng đang chờ được khai phá.
Từ thời xa xưa, ta có thể hiểu nôm na rằng Sài Gòn, Thủ Dầu Một, Biên Hòa và các tỉnh lân cận ở vùng Đông Nam Bộ là “họ hàng” với nhau vì đều có liên quan đến Gia Định xưa. Trong đó tỉnh Bình Dương thuộc tỉnh Thủ Dầu Một xưa kia và Thủ Dầu Một được tách ra từ tỉnh Biên Hòa cũ từ tháng 12 năm 1889. Đến năm 1956 Thủ Dầu Một được chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia thành các tỉnh Bình Dương, Phước Long và Bình Long.
Tỉnh Bình Dương được chia thành 5 quận là Châu Thành, Lái Thiêu, Bến Cát, Củ Chi, Trị Tâm (Dầu Tiếng ngày nay). Đến năm 1963, một phần Củ Chi được tách ra để gộp vào tỉnh Hậu Nghĩa, còn phần còn lại thì lập quận Phú Hòa. Năm 1975 trở đi, tỉnh Hậu Nghĩa trở thành huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì những lần “cắt đất chia đai” như vậy mà ta càng thấy rằng các tỉnh ở Đông Nam Bộ ngày nay thật ra là họ hàng với nhau cả.
Hãy cùng Thời Xưa ngắm nhìn những hình ảnh của Sài Gòn – Bình Dương năm 1968 qua ống kính của Paul Moore để thêm yêu về vùng đất trù phú ngày ấy. Khi ngắm nhìn những hình ảnh này, có lẽ những cảm xúc bồi hồi vẫn sẽ len lỏi trong tim của nhiều thế hệ, đặc biệt là người dân Sài Gòn xưa.
Một nhà thờ công giáo
Một tiệm sửa xe máyNghĩa trang quân đội quốc gia Biên HòaNghĩa trang Quân đội Quốc gia Biên HòaNgười dân làm vườn ở Bình Dương năm 1968Nhà hàng nổi Mỹ CảnhNhà thờ Thị xã Phú Cường cũ năm 1968Những bà mẹ và những đứa trẻ ở Bình Dương chụp vào năm 1968Những chiếc ghe thuyền trên sôngNhững chiếc trực thăng ở Thủ ĐứcNhững chiếc xe tăng lớnNhững con đường chưa được trải nhựa hẳn hoiỞ giữa ảnh là giàn giáo cốppha của một tháp nước đang làm dở dang. Đó là tháp nước tại cây xăng Phú Thọ sau này (góc ngã tư Trần Quốc Toản – Lê Đại Hành)Phía trước là cầu Tân ThuậnSài Gòn năm 1968Những hình ảnh ven sông Sài Gòn năm 1968
Sân bay Tân Sơn Nhứt năm 1968
Sự nghèo khổ của người dân Bình Dương xưa hiện rõ trên tấm hìnhSự nhộn nhịp ở Chợ Thị xã Phú Cường – Bình Dương năm 1968Sự sầm uất tại Bình Dương năm 1968Tân Cảng tại Sài Gòn năm 1968Tân Sơn NhứtTân Sơn Nhứt năm 1968 – Con đường nhựa trong hình là Nguyễn Thái Bình ngày nay, chạy lên Cộng HòaTân Sơn Nhứt năm 1968Tân Sơn NhứtTàu chở hàng trên sôngTàu thuyền tại CảngTàu thuyền trên sông ở Sài Gòn
Con đường Thủ Đức – Long Bình
Hai bên đường còn đất đỏ
Dọc đường Thủ Đức – Long Bình
Trên bảng ghi chữ căn cứ Tân Sơn NhứtTrông như bãi phế liệuTrụ sở Quốc Hội – Một cái tên dính liền với người Sài Gòn trước năm 75, dù sau này có đổi tên như thế nào thì đây vẫn là Quốc Hội với người Sài Gòn cũTrực thăng bay trên trờiTrường đua Phú Thọ rộng lớnTrường đua Phú ThọTrường đua Phú ThọTrường Quốc gia Nghĩa TửTrường Quốc gia Nghĩa TửTrường Tiểu học Cộng đồng Phú Cường, cánh cửa bị pháo kích là văn phòng hiệu trưởngXe cộ đi lại trên đường Sài GònXe cộ đi lại trên đường Sài GònXe tăng ở Bình Dương năm 1968