Tìm hiểu về những hình ảnh đẹp về Cảnh Sát Quốc Gia VNCH thông qua bộ sưu tập ảnh quý - Xưa

   

– Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, sẵn sàng hy sinh cho Dân tộc

– Cương quyết thi hành luật pháp Quốc gia

 

– Quyết tâm bảo vệ tài sản của đồng bảo

– Luôn nêu cao Danh dự và Trách nhiệm của cảnh sát quốc gia

– Lấy Công, Minh, Liêm, Chính làm phương châm trong mọi hoạt động

5 điều trên là lời thề của lực lượng cảnh sát quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Với lời tuyên thệ sau khi tốt nghiệp và trước khi tham gia lực lượng, cảnh sát quốc gia đã trở thành một người phục vụ nhân dân dũng cảm, sẵn sàng vượt qua gian khổ và khó khăn.

 

Trước năm 1975, tại miền Nam Việt Nam Cộng Hòa, ngày 24/10/1956, khi ông Ngô Đình Diệm đã nhậm chức Quốc trưởng, thay thế cựu Hoàng Bảo Đại và trở thành Tổng thống. Nha Cảnh Sát và Công An Trung đã được Tổng thống Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh chia thành 2 phần là Nha Cao Nguyên và Nha Trung Nguyên. Cho đến ngày 27/6/1962, ngành Cảnh sát và Công an đã hợp nhất lại thành Cảnh sát quốc gia (CSQG).

Cảnh phục của CSQG là áo sơ mi trắng ngắn tay, quần phục màu xám. Vì vậy họ có biệt danh là “Chuột bạch” (White Mice). Đến năm 1973, đồng phục được nhất quán thành màu xám, về cảnh sát dã chiến thì sẽ mặc cảnh phục màu hoa màu đất. Khi muốn giam giữ tội phạm hay khám xét nhà cửa phải có giấy của tòa án. Tất cả CSQG phải tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp, tuyệt đối không được hành lệnh bừa bãi.

Tòa Phá Án – Đường Hồng Thập Tự phía trước trụ sở Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn, Sài Gòn năm 1967
Cảnh phục của CSQG là áo sơ mi trắng ngắn tay, quần phục màu xám. Họ có biệt danh là “chuột bạch” (white mice)
Cảnh sát sài gòn
Cảnh sát tại Vũng Tàu
Anh cảnh sát trẻ tuổi trong bộ cảnh phục tại Qui Nhơn năm 1968

Tại Rạch Dừa Vũng Tàu, cảnh sát được huấn luyện căn bản trong thời gian 3 tháng. Trong đó sẽ học những bài học cơ bản để phục vụ cho công việc như: Tập bắn, tháo ráp vũ khí, rèn luyện cơ thể, tính gan dạ,… Sau khi hoàn tất 3 tháng học tập, cảnh sát sẽ được gắn Alpha và chuyển đến Học viện Cảnh sát Thủ Đức để học tiếp 10 tháng nữa. Sau khi hoàn tất công việc học tập, cảnh sát sẽ tuyên thệ lời thề và sẵn sàng phục vụ nhân dân, Tổ quốc. Hãy cùng Thời Xưa ngắm nhìn những cảnh sát quốc gia Việt Nam Cộng hòa tại Việt Nam qua những hình ảnh sau:

“Tuyển Cảnh Sát Toàn Quốc”
Lời tuyển mọi người tham gia vào lực lượng cảnh sát

 
Bên phải là Hội trường của trụ sở Tổng Hôi Sinh Viên Sài Gòn số 4 Duy Tân khi đang xây dựng (nơi sau 1975 là Nhà VH Thanh Niên). Phía xa nhìn thấy tháp nhà thờ Đức Bà và mặt sau của tòa nhà Saigon Xe Hơi Công Ty trên đường Nguyễn Văn Chiêm
Cảnh sát quốc gia Biên Hòa, Biên Hòa 1965
Cảnh sát bắt giữ những thủ lĩnh SV phía trước trụ sở Tổng Hội SV Saigon. Thời gian này Tổng Hội SV Saigon đang nằm dưới sự điều khiển của các cán bộ VC nằm vùng, liện tục tổ chức các cuộc biểu tình chống chánh phủ, gây rối
Cảnh sát đi tuần bằng xe đạp, Sài Gòn 1965
Cảnh sát khám xét kiểm tra vũ khí lén lút đưa vào Thành phố
Cảnh sát tham gia biểu tình ủng hộ TT Diệm do chính quyền bảo trợ
Cảnh sát VNCH hối hả thi hành nhiệm vụ, Sài Gòn năm 1967
Cảnh sát Quốc gia vì dân phục vụ
Đại tá Phạm Văn Liễu, Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia 1965 – 1966
Đồn cảnh sát tại Sài Gòn bị quân khủng bố VC tấn công
Đường Nguyễn Huệ, giữa hình phía bên trên là ngã 3 Nguyễn Thiệp, Sài Gòn 1968
Đường Phan Thanh Giản – Phường Cư xá Đô Thành, Quận 3
Góc đường Công Lý-Hồng Thập Tự. Cảnh sát VN ngày xưa trông thật hom hem ốm yếu
Góc ngã tư Hồng Thập Tự và Duy Tân (nay là Nguyễn Thị Minh Khai-Phạm Ngọc Thạch)
Khiêng xe bán rong vi phạm lên xe cây của cảnh sát. Xe cây là một chiếc xe hơi Camnhông ( Camnion – xe vận tải ) của mấy cái bót Cảnh Sát Quận , bót ngánh không có xe cây
Khóa 1 của Học viện Cảnh sát Quốc gia là khóa duy nhất có 47 Nữ SVSQ
Lê Văn Duyệt sau cuộc biểu tình bạo động của Phật giáo. nay là ngã tư Điện Biên Phủ – CMT8
A South Vietnamese policeman clears traffic from a Saigon street, Nov. 2, 1974 as flag bearers lead about 500 marchers to a memorial ceremony at the grave of Ngo Dinh Diem, South Vietnamese president slain in a coup 11 years ago. The demonstration, smaller than those of recent years, was peaceful. (AP Photo)
http://www.apimages.com/metadata/Index/Watchf-AP-I-VNM-APHS310576-Vietnam-1974/7218879ce3e6495c9cdff1d81fa3b3db/1/0
Một cảnh sát viên trẻ tuổi
Ngã tư Ngô Thời Nhiệm – Bà Huyện Thanh Quan, bìa phải là tháp Chùa Xá Lợi
Ông khách Hàn Quốc này có vẻ bực bội và đang phản ứng vì bị cảnh sát kiểm tra vũ khí
Nữ Sĩ quan Cảnh sát Quốc gia VNCH khoá 1 Học Viện CSQG. Khóa 1 Học viện Cảnh sát Quốc gia là khóa duy nhất có 47 nữ SVSQ, Sài Gòn 1966
Xe cây cảnh sát trên đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn 1968
Cảnh sát Dã chiến – Sài Gòn năm 1975
Tạp chí Bạn Dân – số 42 (Ngày 15-8-1963) – Trường huấn luyện cảnh sát Quốc gia – Đô thành Sài Gòn
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, Chỉ huy trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam
Trong sân Tổng hội SV Saigon số 4 Duy Tân. Nơi đang xây dựng trong ảnh (bên trái) là Hội trường, sau 1975 là hội trường Nhà Văn hóa Thanh Niên
Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Quốc Gia tại Vũng Tàu
Trường Huấn Luyện Cảnh Sát Quốc Gia – Đô Thành Saigon. Bên cạnh Nha Cảnh Sát Đô Thành đường Trần Hưng Đạo , phía trước là sân tenis có treo đèn ở trên
Truyền đơn mã số 1498 – Tuyển mộ Cảnh Sát Quốc Gia
Truyền đơn mã số 1499 – Tuyển mộ Cảnh Sát Quốc Gia