Bộ sưu tập hơn 100 hình ảnh tuyệt đẹp về "Vũng Tàu" trước 1975 _ Xưa

TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là địa phương nổi tiếng với nhiều bãi tắm đẹp, cùng với nhiều tên gọi quen thuộc, mỹ miều. Và từ đâu có những tên gọi như vậy, với ý nghĩa như thế nào?

Bãi Trước (còn gọi là bãi Tầm Dương)

Chưa rõ tên gọi Bãi Trước có từ bao giờ, nhưng theo lời kể của nhiều bậc cao niên tại TP. Vũng Tàu, thì tên gọi này đã có từ rất lâu đời.

Theo đó, do trước kia các cơ quan chính quyền, dinh thự lớn ở TP.Vũng Tàu đều nằm ở khu vực xung quanh bãi biển này. Vì có vị thế nằm trước "mặt tiền" của TP.Vũng Tàu, nên xuất hiện tên gọi "Bãi Trước".

Bên cạnh đó, khu vực bãi biển này có thể ngắm trọn vẹn cảnh hoàng hôn khi mặt trời lặn, nhìn thấy mặt trời dần chìm xuống biển, những rạng mây đỏ hồng đỏ tía, cho đến khi chỉ còn le lói vài tia nắng cuối ngày. Khi mặt trời đã lặn, chỉ tại Bãi Trước mới có thể nhìn thấy những tia sáng cuối cùng của mặt trời phả lên những áng mây. Do vậy, người xưa đã đặt tên cho bãi biển này là "Tầm Dương", nghĩa là tìm kiếm ánh mặt trời.

Ngoài ra, khu vực còn có tên gọi là vịnh Hàng Dừa, do có rất nhiều cây dừa được trồng sát bãi biển, bây giờ thuộc trong khuôn viên của công viên Bãi Trước.

Bãi Sau (bãi Thùy Vân)

Ngược lại với Bãi Trước, do nằm phía sau của "mặt tiền" thành phố nên bãi tắm khu vực này được gọi là Bãi Sau,  dù bãi tắm này khá dài và được du khách ưa chuộng từ trước đến nay.

Bãi biển này còn có tên gọi khác là bãi Thùy Vân. Tên gọi này lại có nhiều ý nghĩa, cách giải thích khác nhau. 

Có cách giải thích cho rằng đứng từ xa nhìn ra khu vực mũi Nghinh Phong hiện tại, thì có những lúc trông như vòm mây từ trên rũ xuống, nên gọi là Thùy Vân tức mây rũ... Tên này đầu tiên được đặt cho mũi Nghinh Phong, sau đó người Pháp mới đặt các tên gọi như Ô Cấp (Au Cap) hay Ô Quắn (Au Vent). Cái tên Thùy Vân sau đó được dùng luôn cho bãi tắm Bãi Sau.

Còn có cách giải thích khác cho rằng, những buổi bình minh khi mặt trời chưa mọc, những tia nắng đầu tiên hắt lên những đám mây rạng ngời. Lúc này, đứng trên bãi biển phóng tầm nhìn, thì có cảm giác những tảng mây ngang với thùy trán (vầng trán), nên đặt tên là bãi Thùy Vân (nghĩa là mây ngang vầng trán).

Tên gọi các bãi tắm khác

- Bãi Vũng Mây (còn gọi là Bãi Dâu) do thời xưa dọc theo bờ biển nơi này và triền núi Lớn mọc rất nhiều mây. Đến khoảng năm 1938, người Pháp đến khu vực này thành lập cơ sở trồng dâu, nuôi tằm. Nên từ đó, người tìm đến hỏi cơ sở trồng dâu sát bãi tắm thì người dân mới biết mà chỉ đường, dần dần hình thành tên gọi Bãi Dâu thay thế cho cái tên Vũng Mây ban đầu.

- Bãi Dứa (còn gọi là bãi Hương Phong) do thời trước có khá nhiều dứa mọc hoang dại bên sườn núi. Cái tên Hương Phong cũng liên quan đến mùi hương dứa chín thoang thoảng trong làn gió biển. Có thời điểm một khu du lịch đặt tên Lãng Du hoạt động ở khu vực này, nên một số người còn gọi là Bãi Lãng Du.

  • Bãi Vọng Nguyệt: cái tên này xuất phát từ việc đây là khu vực tuyệt vời để ngắm trăng những ngày rằm. Trước đó, bãi tắm này có nhiều tên gọi như bãi Ô Quắn (Au Vent), bãi Ô Cấp (Au Cap)... theo tên gọi của người Pháp, hoặc là bãi Nghinh Phong do nằm ngay bên cạnh mũi Nghinh Phong hiện nay.
  • Vì sao có tên gọi Ô Cấp? Cái tên này xuất phát từ thế kỷ 19, khi các nhà hàng hải Bồ Đào Nha khi đi qua mũi đất này đã lấy tên Thánh Jacques đặt cho nó, do đó người Pháp gọi nơi này là Cap Saint Jacques (do mũi đất mang tên thánh Jacques). Người Việt theo đó gọi là Cấp (gốc tiếng Pháp: Cap) hoặc Ô Cấp (gốc tiếng Pháp: Au Cap). Hiện nay mũi đất cực đông của Vũng Tàu có tên gọi là “mũi Nghinh Phong”.

    𝙲ò𝚗 𝚡𝚞ấ𝚝 𝚡ứ 𝚌ủ𝚊 𝚝ê𝚗 𝚐ọ𝚒 𝚅ũ𝚗𝚐 𝚃à𝚞, đó 𝚕à 𝚗𝚐à𝚢 𝚡ư𝚊 𝚝𝚘à𝚗 𝚔𝚑𝚞 𝚟ự𝚌 𝚗à𝚢 𝚕à 𝚟ù𝚗𝚐 đấ𝚝 𝚋ã𝚒 𝚕ầ𝚢, 𝚗ơ𝚒 𝚝𝚑𝚞𝚢ề𝚗 𝚋𝚞ô𝚗 𝚌ủ𝚊 𝚗𝚐ườ𝚒 𝚗𝚐𝚘ạ𝚒 𝚚𝚞ố𝚌 𝚝𝚑ườ𝚗𝚐 𝚟à𝚘 𝚝𝚛ú đậ𝚞 𝚗ê𝚗 𝚐ọ𝚒 𝚕à 𝚅ũ𝚗𝚐 𝚃à𝚞.

Đây là Bạch Dinh nằm bên sườn Núi Lớn. Người Pháp từng giam lỏng vua Thành Thái tại đây khi ngài về nước (sau khi bị đày). Từ năm 1934, dinh này thành nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại

 

Ngày nay, Bạch Dinh vẫn còn giữ nguyên kiến trúc cũ, và là địa điểm tham quan nổi tiếng của Vũng Tàu

 

Bạch Dinh ở rìa bên trái hình trên

Ngọn hải đăng trên Núi Nhỏ (còn được gọi là núi Tao Phùng). Ngày nay là một địa điểm tham quan nổi tiếng của Vũng Tàu.

Đây là đường lên Hải Đăng, ngày nay con đường này vẫn rất nhỏ như xưa

Hình trên là từ trại lính Úc nhìn về phía căn cứ Radar trên Núi Lớn

Căn cứ Radar của quân đội Mỹ trên Núi Lớn. Vì vậy, người nước ngoài gọi Núi Lớn là “đồi Radar”.

Một số hình ảnh nhà thờ và chùa ở Vũng Tàu:

 

Sân bay ở Vũng Tàu trước đây là hỗn hợp cả dân dụng lẫn quân sự, là cảng hàng không quan trọng ở miền Nam. Ngày nay sân bay này chỉ chuyên dụng cho ngành dầu khí.

 

 

Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu nhìn từ Núi Lớn, là cơ sở đào tạo nam thiếu niên trên hai phương diện: Văn hoá Phổ thông và Cơ bản Quân Sự. Tiêu chí của trường là đào tạo và huấn luyện cho lớp thiếu niên khi ra trường sẽ trở thành binh sĩ, hạ sĩ quan, sĩ quan hoặc trở thành những kỹ sư, bác sĩ, giáo viên… để phục vụ trong quân đội.

 

 

Những hình ảnh khác về Vũng Tàu:

 

Nguồn ảnh từ manhhai flickr

Những hình ảnh này của các nhiếp ảnh gia người Mỹ, Úc chụp trước năm 1975: Terry Maher, Rod Allen, Barry Connors, Michael Holt, John Hansen, Tom Harkless, Bruce Tremellen, Jeff Lander...