Những dòng ký ức về văn hóa ẩm thực đường phố Sài Gòn trước năm 1975 - Ẩm Thực Xưa

   

Sài Gòn từ xưa đến nay nổi tiếng là một thành phố nhộn nhịp, luôn được xem là nơi có nhiều tinh hoa của văn hóa hội tụ về. Giai đoạn trước năm 1975, Sài Gòn được mệnh danh là “Hòn Ngọc viễn Đông”, với sự giao thoa, chắt lọc, tiếp thu của nhiều nền văn hóa từ Đông sang Tây, là một khu vực phát triển hàng đầu Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Nói đến Sài Gòn ta nghĩ ngay đến những hình ảnh tiêu biểu như Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà hay phố đi bộ Nguyễn Huệ… và không thể không nhắc đến những món ăn đường phố đặc sắc được lưu truyền từ xa xưa đến ngày nay. Không chỉ ở thời hiện đại mà từ rất lâu ẩm thực đường phố Sài Gòn cũng đã tiếp nhận nhiều dòng chảy văn hóa khác nhau. Ngược thời gian về trước năm 1975, hình ảnh về những xe hủ tiếu, gánh hàng rong hay những quan cóc vỉa hè,… tấp nập đông đúc không kém thời nay.

 
Sài Gòn 1969 - Hình ảnh một xe bán nước rau má, nước giải khát dạo trên đường phố Sài Gòn.Chai màu xanh bạc hà của hãng BGI - Người bán đang chặt đá, kế bên là thanh gỗ để làm đá bào (dành cho món xi rô đá bào mà học sinh rất yêu thích).
Sài Gòn 1969 – Hình ảnh một xe bán nước rau má, nước giải khát dạo trên đường phố Sài Gòn.Chai màu xanh bạc hà của hãng BGI – Người bán đang chặt đá, kế bên là thanh gỗ để làm đá bào (dành cho món xi rô đá bào mà học sinh rất yêu thích).
Với đủ các loại nước giải khát
Với đủ các loại nước giải khát

Hủ tiếu là món ăn xuất xứ từ văn hóa Trung Quốc, ở Sai Gòn, hủ tiếu xuất hiện từ những năm 1778 và được phổ biến rộng rãi trở thành một món ăn không thể thiếu trong đời sống người Sài Gòn.

Sài Gòn tháng 6 năm 1969. Xe hủ tiếu ở Chợ Lớn. Ảnh của Brian Wickham.
Sài Gòn tháng 6 năm 1969. Xe hủ tiếu ở Chợ Lớn. Ảnh của Brian Wickham.
Những xe hủ tiếu xuất hiện ở mọi ngóc ngách đường phố Sài Gòn
Những xe hủ tiếu xuất hiện ở mọi ngóc ngách đường phố Sài Gòn
Sài Gòn - Chợ Lớn 1961 - Một quán ăn ở góc Nguyễn Trãi - Lương Nhữ Hộc
Sài Gòn – Chợ Lớn 1961 – Một quán ăn ở góc Nguyễn Trãi – Lương Nhữ Hộc
Đường Nguyễn Cư Trinh - Sài Gòn 1969. Một xe bán sinh tố, nước giải khát trên vỉa hè
Đường Nguyễn Cư Trinh – Sài Gòn 1969. Một xe bán sinh tố, nước giải khát trên vỉa hè
Hàng quán vỉ hè trên Ngã tư Nguyễn Thái Học - Trần Hưng Đạo - Sài Gòn năm 1965
Hàng quán vỉ hè trên Ngã tư Nguyễn Thái Học – Trần Hưng Đạo – Sài Gòn năm 1965
Bánh mì Phá lấu cũng là món ăn phổ biến ở Sài Gòn. Trước 1975, những chiếc xe chở đầy phá lấu là kí ức thân thuộc của người Sài Gòn.
Bánh mì Phá lấu cũng là món ăn phổ biến ở Sài Gòn. Trước 1975, những chiếc xe chở đầy phá lấu là kí ức thân thuộc của người Sài Gòn.
Bánh mì phá lấu - Chợ ở Sài Gòn 1966. Ảnh của Lloyd
Bánh mì phá lấu – Chợ ở Sài Gòn 1966. Ảnh của Lloyd
Ảnh Sài Gòn 1965 của William Fabianic - Xe nước mía, bán kèm theo các loại nước giải khát khác
Ảnh Sài Gòn 1965 của William Fabianic – Xe nước mía, bán kèm theo các loại nước giải khát khác
Những gánh hàng rong trên đường phố Sài Gòn xưa. Ảnh của Thomas W. Johnson
Những gánh hàng rong trên đường phố Sài Gòn xưa. Ảnh của Thomas W. Johnson
Một hàng quán nhỏ trong hẻm.
Một hàng quán nhỏ trong hẻm.
Quán Phở Con Voi - Sài Gòn 1970
Quán Phở Con Voi – Sài Gòn 1970
Tiệm bánh mì Hòa Mã năm 1960 trên đường Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu, quận 03 ngày nay). Sau tiệm dời về đường Cao Thắng ở gần đó.
Tiệm bánh mì Hòa Mã năm 1960 trên đường Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu, quận 03 ngày nay). Sau tiệm dời về đường Cao Thắng ở gần đó.
Một xe mì của người Hoa
Một xe mì của người Hoa
Sài Gòn 1965 - Chợ cũ - Ảnh của Robert Gauthier
Sài Gòn 1965 – Chợ cũ – Ảnh của Robert Gauthier
Cảnh sinh hoạt thường ngày trong một gian chợ nhỏ ở Sài Gòn năm 1950.
Cảnh sinh hoạt thường ngày trong một gian chợ nhỏ ở Sài Gòn năm 1950.
Hàng mía ghim trên vỉa hè - Ngày xưa hàng mía ghim là điểm hò hẹn của tất cả mọi người, không kể lứa tuổi, tầng lớp. Tuy bình dị, nhỏ bé nhưng hoa quả ghim đã trở thành một phần kí ức tuổi thơ của người Sài Gòn, và cho đến tận bây giờ, chúng vẫn chưa bao giờ bị coi là "lỗi thời".
Hàng mía ghim trên vỉa hè – Ngày xưa hàng mía ghim là điểm hò hẹn của tất cả mọi người, không kể lứa tuổi, tầng lớp. Tuy bình dị, nhỏ bé nhưng hoa quả ghim đã trở thành một phần kí ức tuổi thơ của người Sài Gòn, và cho đến tận bây giờ, chúng vẫn chưa bao giờ bị coi là “lỗi thời”.
Sài Gòn 1966 - Cốc ổi mía ghim. Ảnh của Tom Briggs
Sài Gòn 1966 – Cốc ổi mía ghim. Ảnh của Tom Briggs
Sài Gòn 1966 - Xe bán Khô mực - Ảnh của Lioyd
Sài Gòn 1966 – Xe bán Khô mực – Ảnh của Lioyd
Sài Gòn 1965 - bán khô mực đầu đường Tự Do, gần nhà thờ Đức Bà
Sài Gòn 1965 – bán khô mực đầu đường Tự Do, gần nhà thờ Đức Bà
Sài Gòn 1967 - Chuối chiên, khoai lang chiên, bánh cay. Ảnh của Donald Jellema
Sài Gòn 1967 – Chuối chiên, khoai lang chiên, bánh cay. Ảnh của Donald Jellema
Sài Gòn 1967 - bán hành ớt tiêu - Ảnh của Donald Jellema
Sài Gòn 1967 – bán hành ớt tiêu – Ảnh của Donald Jellema
Xe bán vịt quay, heo quay, phá lấu của người Hoa ở đường Nguyễn Thời Trung Q5, cạnh ngã tư Đồng Khánh - Nguyễn Tri Phương
Xe bán vịt quay, heo quay, phá lấu của người Hoa ở đường Nguyễn Thời Trung Q5, cạnh ngã tư Đồng Khánh – Nguyễn Tri Phương
Sài Gòn 1971 - Xe hủ tiếu mì của người Hoa bán dạo đang đẩy về hướng Hạ Nghị Viện (nay là nhà hát TP)
Sài Gòn 1971 – Xe hủ tiếu mì của người Hoa bán dạo đang đẩy về hướng Hạ Nghị Viện (nay là nhà hát TP)
Gánh hàng cháo lòng bán tại chợ hoa, Sài Gòn 1971
Gánh hàng cháo lòng bán tại chợ hoa, Sài Gòn 1971
Những hàng bò bía với nguyên liệu đơn giản luôn đắt khách.
Những hàng bò bía với nguyên liệu đơn giản luôn đắt khách.
Sài Gòn 1969 - Hàng bánh mì ở đường Hàm Nghi
Sài Gòn 1969 – Hàng bánh mì ở đường Hàm Nghi
Xe bánh mì chả ở chợ hoa Tết, trên đường Nguyễn Huệ.

Xe bánh mì chả ở chợ hoa Tết, trên đường Nguyễn Huệ.