“Có tiếng rao nghe sao lạc lõng giữa phố chiều lao xao. Có tiếng rao nghe xơ xác xanh xao khuất sau hàng phố cao,….” – Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh đã từng viết như thế, đó là những cảm nhận chân thật của ông về tiếng rao đậm chất Sài Gòn cùng những gánh hàng rong mộc mạc. Và chắc chắn rằng, đó không chỉ là cảm nhận của riêng nhạc sĩ, mà là của tất cả những người đã từng sống ở mảnh đất Sài Gòn thân thương này, đã từng hít chung bầu không khí nơi đây dù ngắn ngủi cũng sẽ đều khó quên được tiếng rao hàng thân thuộc ấy.
Sài Gòn vẫn luôn là “hòn ngọc Viễn Đông” trong mắt của tất cả mọi người, vẫn luôn gắn liền với sự hoa lệ và lộng lẫy của một thành phố phồn hoa đô hội. Cùng với sự phát triển không ngừng ấy chính sự mất dần của những nét “xưa” trên những gánh hàng rong. Nhớ thuở nào, người ta vẫn gánh trên vai những gánh phở, gánh hủ tiếu, bánh mì,…gắn liền với đôi gióng gánh ấy là hình ảnh những chiếc áo bà ba, điểm thêm chiếc nón lá đậm chất Việt Nam. Nhưng giờ đây, những đôi gánh ấy đã được thay thế bằng chiếc xe đẩy, nhưng lời rao ngọt ngào và thân quen lại được thay bằng tiếng thu âm trong những chiếc loa mini….Sự hiện đại đã soán ngôi nét cổ điển, nhưng sự tiện lợi ấy làm sao có thể thay thế được “đặc sản hồn Việt” trong lòng người con xưa!
Bán gỏi khô bò góc đường Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực, bên kia đường là nhà hàng Kim Sơn. Có lẽ rất nhiều người thích, đặc biệt là cái nón mà ông chủ đội! Trông rất điệu nghệ. Quần áo xốc xếch nhưng nhờ cái nón đẹp trên đầu nên ai cũng giống như công tử. Thiệt chẳng hiểu sao để thất truyền kiểu nón này để đội … nón cối!
Bán dạo trên bùng binh trước Chợ Bến Thành Sài Gòn
Những chiếc xe thổ mộ ở chợ Bình Tây
Gánh hàng rong xưa – Tấm ảnh này rấT xưa vì tuổi đời chắc cũng phải trên 130 năm rồi
Xe bán nước giải khát dạo gần bùng binh chợ Bến Thành
Gánh hàng rong ở Hà Nội
Bán dạo ở Rue Schroder, nay là đường Phan Châu Trinh phía bên trái chợ Bến Thành
Một quầy hàng của người Hoa ở Chợ Lớn
Đây cũng chính là quán trà Huế
Những người bán dạo da thú trên Quảng trường Nhà Hát Thành phố
Những thương nhân bản địa ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn
Xe bán giải khát tại bến xe ngựa, đầu nhà ga xe lửa gần vòng xoay chợ Bến Thành
Cậu bé bán bong bóng ở công viên trước Nhà hát Thành phố ở Công trường Lam Sơn
Người Hoa bán dạo hủ tiếu
Những gánh hàng rong ở Sài Gòn năm 1947
Gánh hàng rong trên hè phố Sài Gòn
Gánh phở bán rong
Người phụ nữ gánh đôi thúng nhỏ ra chợ Bình Tây
Gánh hàng của người Hoa ở vùng Chợ Lớn
Quán ăn Tàu trên sân Chợ Cũ – Chỗ này nay là cao ốc Bitexco Financial Tower, 68 tầng
Mọi người đang dùng bữa ở quán ăn bên đường của người Hoa ở Chợ Lớn
Sạp hàng ăn bên trong nhà lồng chợ Gò Vấp
Ba người hành khất trước một hàng ăn
Một “nhà hàng” ngày xưa
Gánh hàng giác hơi
Nhà hàng bán đồ ăn sáng của người An Nam
Nhiều người nhầm tưởng đây là gánh hủ tiếu, nhưng thực chất nó là quầy bán trà Huế của người An Nam.
Gánh hàng rong nước giải khát của người Hoa ở Sài Gòn
Gánh hủ tiếu
Xe mì Tàu, những chiếc xe này nhìn phát là nhận ra ngay bởi hình ảnh được vẻ mặt trước xe, phần lớn là những nhân vật trong truyện Tam Quốc diễn nghĩa
Những người bán hàng rong ở góc đường Công Lý – Gia Long. Bên trái là Khám Lớn, bên phải là Tòa Án Sài Gòn (hay còn được gọi là Tòa Pháp Đình Sài Gòn nằm trên đường Công Lý)
Gánh phở ở Huế
Người Hoa bán chè hay tàu hủ trên Đại lộ Charner (sau này đổi tên thành đại lộ Nguyễn Huệ)
Đây là gánh phở ngày xưa.
Gánh hàng bán đồ ăn vặt và các loại bánh ở vùng Nam Kỳ
Gánh hàng rong của người phụ nữ lớn tuổi ở Hà Nội
Gánh phở ở chợ Lớn – Hải Phòng
Gánh hủ tiếu ở Sài Gòn
“Nhà hàng” bán đồ ăn ở Sài Gòn
Gánh hủ tiếu của người Hoa trên đường Bình Tây, gần ngã ba Bình Tây – Lê Quang Liêm. Phía bên trái ảnh, bên kia đường là khu vực chợ Bình Tây đầu tiên. Phía trước là cầu sắt nấc thang đi qua Quận 8 gặp đường Nguyễn Chế Nghĩa.
Gánh hủ tiếu ở đầu chợ cũ, góc đường Somme – D’Adran (sau này là đường Hàm Nghi – Hồ Tùng Mậu), góc đường này chính là tiệm bánh Như Lan ngày nay.
Bán hàng ăn uống gần chân cầu chữ U năm 1933, phía Lê Quang Liêm
Xe bán nước sâm năm 1949
Xe hủ tíu của người Hoa trên vỉa hè
Gánh hàng ăn vặt của cụ bà An Nam
Người phụ nữ bán hàng rong ở vỉa hè Sài Gòn năm 1930
Gánh hàng bán dừa ở Sài Gòn năm 1930
Hai người phụ nữ trên vỉa hè Hà Nội năm 1896, có thể là những người bán hàng rong, mang hàng hóa của họ trong những chiếc thúng lớn, đặt cân bằng trên vai nhờ một chiếc đòn gánh.
Em bé bán bánh đa nướng ở Đồng Đăng
Người bán bánh dạo trên công viên phía trước Nhà hát Thành phố. Mấy người đàn ông có vẻ là người Hoa, cô gái mặc áo dài lom khom là người Việt, có lẽ đang châm lửa để đưa đi nhóm bếp.
Chiếu phim dạo cho trẻ em ở góc đường Trần Hưng Đạo – Bùi Viện. Phía xa bên trái là nhà thờ Tin Lành góc Trần Hưng Đạo – Đề Thám. Góc mũi tàu này có thời gian là vũ trường Tháp Ngà, đầu bên kia (Đề Thám – Trần Hưng Đạo) là rạp hát Nguyễn Văn Hảo.
Gánh hàng rong Sài Gòn
Gánh cà phê ở Sài Gòn
Quầy hàng đồ ăn nóng ở Sài Gòn
Gánh quà rong trên bờ sông Hồng – Hà Nội
Gánh phở Hà Nội bên bờ sông Hồng, phía xa là cầu Paul Doumer (cầu Long Biên)
Gánh hàng ở sông Sài Gòn
Thợ nhuộm rong
Thợ cắt/hớt tóc dạo
Bà lão người Hoa bán thuốc lá
Gánh hàng rong ở Chợ Lớn