Thủ Thiêm của năm 1973 với những ngôi nhà ven sông – “Hoa” cho người giàu, “lệ” cho người nghèo.
Sài Gòn có một thời là chốn phồn hoa và đô hội, lúc nào cũng nhộn nhịp người xe tấp nập – Sài Gòn xứng với danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông” với những sắc màu lung linh và lộng lẫy khi khoắc lên mình chiếc áo hoa lệ. Song, len lỏi trong cái “phố” của Sài Gòn luôn có những góc khuất trầm lặng của những người dân nghèo, những người từ phương xa lên Sài Gòn với mong ước mưu sinh, lập nghiệp đổi đời. Cái hoa lệ của Sài Gòn chính là “Hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo”, bởi dù có làm bằng nhiều nghề, sống tằn tiện nơi đất “xì phố” này nhưng muốn có được cuộc sống ổn định lại chẳng hề dễ dàng với những người nhập cư, hay người nghèo không tìm thấy cơ hội. Nép vào một góc nhỏ nào đó giữa thành phố rộng lớn chính là những mái nhà lá tạm bợ ven những nhánh sông Sài Gòn. Gọi là nhà vì nó có mái che, có cả giường, bà ghế và đồ đạc sinh hoạt,…có những thứ cơ bản nhất mà một ngôi nhà cần có, có thể trú được mư, có thể che được nắng cho qua ngày. Nhưng có ai từng nghĩ đến, nếu mưa bão đến, thủy triều lên, sạt lở bờ,….những ngôi nhà đó sẽ như thế nào? Nhưng người dân nghèo sinh sống tạm bợ trong đó sẽ ra sao không? Điển hình trong bài viết hôm nay, Thời Xưa muốn gửi đến bạn đọc những hình ảnh màu hiếm về một góc Thủ Thiêm của năm 1973 gắn liền với những mái nhà lá ven sông…đầy hung hiểm, nhưng nụ cười vẫn thường trực trên đôi môi họ.
Những hình ảnh bến đò ngang “Cây Bàng”, Thủ Thiêm: